10/10/2024 NGÀY CHUYỂN ĐỔI SỐ QUỐC GIA-PHỔ CẬP HẠ TẦNG SỐ VÀ SÁNG TẠO ỨNG DỤNG SỐ ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ SỐ ĐỘNG LỰC MỚI CHO TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ SỐ VÀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG
  06/10/2020     |  Lượt xem 13   

Khai mạc lễ hội truyền thống Đền Trần

Sáng ngày 6/10 ( tức ngày 20/8 năm Canh Tý), Ban quản lý khu di tích Quốc gia đặc biệt Phố Hiến long trọng tổ chức khai mạc lễ hội Đền Trần nhân kỷ niệm 720 năm ngày mất của Quốc công Tiết chế, Anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn ( 1300-2020).  Dự lễ tưởng niệm có đồng chí Trần Thị Thanh Thủy - Ủy viên BTV tỉnh ủy, Trưởng Ban tuyên giáo tỉnh ủy; đồng chí Doãn Quốc Hoàn- Phó bí thư thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố; đồng chí Lê Xuân Thắng - Ủy viên BTV thành ủy, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự thành phố, đồng chí Bùi Tuấn Anh - Phó chủ tịch UBND thành phố cùng đông đảo nhân dân địa phương và du khách thập phương.

Đền Trần là một di tích tiêu biểu nằm trong quần thể khu di tích Quốc gia đặc gia đặc biệt Phố Hiến, tọa lạc trên đường Bãi Sậy, phường Quang Trung, thành phố Hưng  Yên, thờ anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn - vị tướng trụ cột của vương triều Trần.

Các đại biểu và nhân dân dự Khai mạc lễ hội đền Trần

Các đại biểu dâng hương tưởng niệm Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn

Đền Trần được khởi dựng vào nửa đầu thế kỷ XIV sau khi Hưng Đạo Đại Vương mất. Trải qua sự biến cố của thời gian, sự thăng trầm của lịch sử, dưới triều Nguyễn, niên hiệu Tự Đức 16 (1863), niên hiệu Thành Thái 4 (1892) ngôi đền nhiều lần được trùng tu, tôn tạo. Dấu ấn kiến trúc đền Trần hiện nay mang đậm phong cách kiến trúc cuối thời Nguyễn, thế kỷ XIX. Hiện nay, kiến trúc tổng thể đền Trần theo kiểu chữ Tam gồm: 05 gian Tiền tế, 05 gian Trung từ và 03 gian Hậu cung. Các hạng mục công trình được bố trí cân đối, hài hòa theo kiểu “trùng thềm điệp ốc”. Tại gian trung tâm Hậu cung là ban thờ Đức Thánh Trần. Phía sau là ngai và bài vị Tổ nghiệp họ Trần cùng gia đình và hai gia tướng tài danh là Yết Kiêu và Dã Tượng. Hiện nay, đền Trần còn bảo lưu được nhiều hiện vật rất có giá trị về lịch sử - văn hóa và mỹ thuật, đó là hệ thống cửa võng, câu đối, ngai thờ, bia đá… và đặc biệt là 15 đạo sắc phong thời Nguyễn. Đây là những di sản văn hóa vô giá, là nguồn sử liệu quý báu đối với các nhà nghiên cứu khi tìm hiểu về lịch sử, địa danh của Phố Hiến xưa.

Hàng năm, vào ngày 8/3 và 20/8 âm lịch, đền Trần thường tổ chức lễ hội nhằm kỷ niệm ngày chiến thắng Bạch Đằng lịch sử và ngày hóa của Đức Thánh Trần. Đây cũng là dịp diễn ra các lễ hội văn hóa dân gian vùng Phố Hiến với nhiều hoạt động văn hóa tạo thành sự kiện mang đậm sắc thái tín ngưỡng của cộng đồng cư dân nơi đây. Lễ hội diễn ra trong 3 ngày từ 6 – 8/10 ( tức 20 – 22/8 âm lịch) với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ phục vụ nhân dân địa phương và du khách thập phương về tham quan, chiêm bái.

                   Nguyễn Hồng - Xuân Điệu ( Đài truyền thanh thành phố)

 
Tin, bài đọc nhiều
Video Clip
Thời tiết
HƯNG YÊN WEATHER
Lượt Truy Cập
Số lượt truy cập : 4245310